Trong quá trình thực hiện giao dịch và đầu tư forex, chắc hẳn các nhà đầu tư cũng đã quen thuộc với khái niệm Margin, đây là khái niệm chỉ tài sản thế chấp cần thực hiện khi giao dịch. Tuy nhiên, một số khái niệm khác liên quan đến Margin như Free Margin vẫn chưa được làm rõ. Vậy Free Margin là gì và được tính như thế nào?

Free Margin là gì?

Free Margin còn được gọi là dư ký quỹ, đây là số dư trong tài khoản giao dịch mà các nhà giao dịch chưa sử dụng để mở vị thế. Với số dư này, nhà giao dịch có thể sử dụng để mở một số vị thế giao dịch mới. Dư ký quỹ (Free Margin) là số tiền chênh lệch giữa tiền ký quỹ với vốn chủ sở hữu, trong trường hợp lệnh giao dịch mới giúp nhà đầu tư kiếm thêm nhiều lợi nhuận, trong khi vốn sở hữu ban đầu tăng lên sẽ có cơ hội nhận về càng nhiều Free Margin.

Tìm hiểu về thuật ngữ Free Margin (dư ký quỹ)

Khi thị trường có mong muốn kích hoạt lệnh chờ nhưng tài khoản của nhà đầu tư không đủ Free Margin thì lệnh chờ sẽ không được kích hoạt hoặc có thể bị hủy tự động.

Công thức tính Free Margin

Free Margin được tính dựa trên công thức như sau: Free Margin = Equity – Used Margin.

Hoặc có thể hiểu là: Số dư ký quỹ = Số vốn chủ sở hữu – Số tiền quỹ đang được sử dụng.

Công thức tính dư ký quỹ

Có 4 bước cụ thể để thực hiện tính Free Margin:

  • Bước 1: Tính yêu cầu ký quỹ.
  • Bước 2: Tính Used Margin.
  • Bước 3: Xác định và tính Equity.
  • Bước 4: Xác định và tính Free Margin.

Khi thực hiện tính Free Margin, có 2 trường hợp có thể xảy ra:

  • Trường hợp Floating Profits (còn được gọi là lợi nhuận thả nổi): Khi vị thế đang mở thu được lợi nhuận, vốn chủ sở hữu tăng lên, số dư khí quỹ tăng lên.
  • Trường hợp Floating Losses (còn được gọi là khoản lỗ thả nổi): Khi vị thế đang mở bị thua lỗ, vốn chủ sở hữu giảm xuống, số dư ký quỹ giảm xuống.

Ngoài ra, nếu không có giao dịch nào được mở thì Free Margin sẽ được xác định bằng công thức như sau:

  • Bước 1: Tính Equity (còn được gọi là vốn chủ sở hữu):

Nếu không có vị thế đang mở, nhà đầu tư có thể xác định vốn chủ sở hữu với công thức: Equity = Account Balance + Floating Profits/Floating Losses.

Hoặc có thể hiểu là:

Vốn chủ sở hữu = Số dư hiện có + Khoản lãi/khoản lỗ thả nổi.

  • Bước 2: Xác định Free Margin:

Trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện giao dịch bất kỳ vị thế nào thì Free Margin sẽ bằng với số dư tài khoản.

Free Margin tăng giảm trong trường hợp nào?

Sự tăng giảm của số dư ký quỹ có thể biến động trong 3 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Số dư ký quỹ sẽ tăng nếu lệnh chờ đang có lợi nhuận thả nổi và nhà đầu tư đang có lợi → Floating P/L > 0.
  • Trường hợp 2: Số dư ký quỹ sẽ giảm nếu lệnh chờ đang có mức lỗ thả nổi và nhà đầu tư đang thua lỗ → Floating P/L < 0.
  • Trường hợp 3: Số dư ký quỹ sẽ thay đổi nếu nhà đầu tư đóng lệnh giao dịch.
Các trường hợp tăng giảm của Free Margin

Nguyên nhân cho sự biến động của Free Margin:

  • Free Margin = Equity – Used Margin.
  • Equity = Balance + Floating Profits/Losses.

Do đó, ta có thể kết luận rằng: Free Margin = Balance + Floating Profits/Losses – Used Margin.

Lạm dụng Free Margin làm tăng rủi ro đầu tư

Nếu lạm dụng Free Margin, nhà đầu tư có thể không nhận thấy trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, về lâu dài, ảnh hưởng mà việc lạm dụng Free Margin mang lại vô cùng nghiêm trọng, gây ra những rủi ro lớn trong quá trình đầu tư.

Cụ thể, nếu nhà giao dịch sử dụng số tiền còn Floating để khớp lệnh giao dịch nếu có Floating Profits sẽ gây ra lạm dụng Free Margin và một số rủi ro khác:

  • Nếu chưa chuyển từ Floating Profits/Losses thành Realized Profits/Lose sẽ làm xuất hiện số ảo trong số tiền ở Equity và Free Margin
  • Khi khối lượng thực hiện giao dịch tăng lên nhà đầu tư có rủi ro bị Margin Call hoặc Stop Out làm giá trị Free Margin giảm mạnh.

Sử dụng Free Margin với Equity, Balance

Free Margin, Equity, Balance là 3 khái niệm có sự tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ lẫn nhau khi tài khoản của nhà đầu tư có sự biến động về số dư trong quá trình thực hiện đóng/mở 1 hoặc nhiều vì thế giao dịch.

Free Margin, Equity, Balance có khả năng giúp nhà đầu tư xác định được số dư tài khoản hiện tại và dự đoán xem chúng còn phù hợp để tiếp tục mở vị thế giao dịch mới hay không hoặc nắm được các khoản lãi/lỗ sau khi giao dịch kết thúc.

Hình ảnh thể hiện mối quan hệ giữa Free Margin, Equity, Balance:

Bảng liên hệ giữa Free Margin, Equity, Balance

Để hạn chế lạm dụng Free Margin, nhà đầu tư nên sử dụng kết hợp 3 yếu tố Free Margin, Equity, Balance lại với nhau thực hiện phương pháp quản trị chia vốn thành số dư ký quỹ.

Bài viết trên đây đã tổng hợp các thông tin cần thiết và quan trọng về Free Margin là gì cũng như giải đáp cho nhà đầu tư các thắc mắc liên quan đến Free Margin. Điều quan trọng trong quá trình giao dịch với Free Margin là nhà đầu tư phải hiểu và quản lý cẩn thận, tuân thủ một số nguyên tắc về rủi ro, công cụ quản lý vốn.